Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Chậu cây sâm đất

Trước tiên lá và rễ củ của loài này được xem như một loại rau rừng, rau hoang dã có thể cung cấp thực phẩm ở thực đơn của cư dân nhiều vùng châu Á. Thành phần dinh dưỡng của lá và rễ sâm đất rất giàu protein, chất béo, canxi, vitamin và chất dinh dưỡng khác. Phân tích cho mỗi 100 g phần ăn được có chứa tới: 1,56 g protein, 0,18 g chất béo, 0,06 g tổng số axit, 0,66 g chất xơ thô, 6,2 g chất khô, 0,44 g đường, 11,6 g Vitamin, 1,33 g tổng các axit amin, 28,4 mg sắt, 57,17 mg canxi và 3,19mg kẽm. Thức ăn từ cây sâm đất ngon miệng, hương vị lạ, kích thích tiêu hóa và còn nhiều công dụng tốt khác. Lá cây sâm đất được dùng chế biến thành nhiều món như: luộc, xào tỏi, nấu canh sườn, … Rễ cây sâm đất cũng được dùng nhiều theo cách chế biến thực phẩm như: hầm canh sườn, luộc xé nhỏ trộn nộm (gỏi).



Tại Trung Quốc các bộ phận của loài sâm đất được dùng trong chữa trị một số chứng ho, tiêu chảy và suy nhược cơ thể, đặc biệt nó được dùng với tác dụng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Tại  Indonesia ghi nhận kinh nghiệm dùng rau ăn từ lá của loài này có tác dụng tốt cho gan và thận.

Kinh nghiệm sử dụng ở Brazil, cây sâm đất được dùng điều trị nhiều dạng viêm và rối loạn tiêu hóa. Lá cây được dùng chữa hội chứng phù nề, viêm da, trầy xước da. Rễ cây được dùng trong điều trị các chứng bệnh như cơ thể còi cọc, viêm phổi, viêm dạ dày, viêm khớp.


Người Thái Lan dùng cây sâm đất để tăng cường sinh lực, điều trị tiểu đường tuyp 2, viêm da. Sâm đất cũng được người Thái Lan dùng cho phụ nữ hậu sản nhằm kích thích tiết sữa và phục hồi chức năng của tử cung sau khi sinh. Cũng ở Thái Lan, theo nghiên cứu thử nghiệm trên loài chuột cho thấy dịch chiết từ cây sâm đất cũng có tác dụng gây xẩy thai ở loài chuột. Tuy chưa có thực nghiệm và phân tích đầy đủ nào về tác động của dịch chiết sâm đất lên quá trình mang thai ở người những phụ nữ mang thai nên tránh dùng tới loại thảo dược này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét