Lá
giang là loài dây leo thường sống ven sông rạch thuộc vùng Đông Nam Á. Loài cây
này phân bố ở Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam
Ở Việt Nam, cây lá giang mọc ở nhiều nơi thuộc các tỉnh miền
Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ở Nam Bộ, cây lá giang thường mọc hoang
ven sông rạch, trong vườn cây, được dùng làm rau và làm thuốc. Hiện nay, cây lá
giang được trồng làm nguồn rau sạch đặc sản ở một số hộ nông dân. Người dân Nam
Bộ dùng lá giang nấu canh chua, chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng như xào với thịt
gà, cá nước ngọt, thịt bò.... Canh chua lá giang là một món ăn ngon, bổ.
Dược tính cao
Cây lá giang mọc hoang ở ven rừng, ven suối, ven sông trong các
quần hệ thứ sinh, có khi gặp ở nương rẫy, đồi cây bụi, nơi có nhiều ánh sáng.
Thân cây lá giang là loại dây leo dài 1,5 - 4 m, nhẵn, có ít nhựa mủ trắng.
Thân bò trên cây sống, cây chết hoặc thảm thực vật xanh. Rễ có nhiều cấp mọc
sâu trên đất ẩm.
Người ta đã phát hiện thân, lá và rễ của cây lá giang còn được
dùng làm thuốc chữa bệnh. Cụ thể, thành phần hóa học được xác định trong 100 g
lá giang gồm 85,3 g nước, 3,5 g protein, 3,5 g glucid, 0,6 mg carotein, 26 mg
vitamin C. Là một loài cây có dược tính cao, chất saponin trong lá giang có
tính kháng sinh với các chủng khuẩn Salmonella typhi và Klebsiella. Có nơi,
người ta dùng lá giang giã lẫn với lá khoai lang, chế nước uống chữa ngộ độc
sắn (mì).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét