THẦN KỲ nghe cái tên
đã thấy kỳ lạ rùi các bác nhỉ. Nào chúng ta cùng tìm hiểu sự kỳ diệu của cây đó
nha
Điều kỳ diệu mà trái thần kỳ mang lại là nó có thể
biến vị chua gắt của các loài hoa quả trở nên ngọt lịm. Chỉ cần ăn một trái thần
kỳ rồi sau đó ăn trái chanh hay trái cóc chua sẽ biến thành chanh, cóc ngọt mà
vẫn giữ được vị thơm của nó. Ngoài ra, trái Thần Kì còn chống say rượu
Về tác dụng chữa bệnh
Thật ra trái thần kỳ không có tác dụng chữa bệnh
như tiểu đường, ung thư…như nhiều người lầm tưởng, mà nó chỉ có hỗ trợ các bệnh
nhân giảm nhu cầu sử dụng đường trong quá trình ăn kiêng để điều trị bệnh. Mặt
khác trái thần kỳ còn giúp cho người đang điều trị bệnh ung thư thay đổi vị
giác nhằm cải thiện chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân sẽ ăn ngon miệng hơn.
Về cách trồng và chăm
sóc cây thần kỳ
1 – Giới Thiệu:
Nhờ màu sắc bắt mắt và tác dụng của trái Thần Kì mà cây Thần Kì
cũng trở thành một loại cây cảnh được ưa chuộng. Có thể trồng cây Thần Kì trong
chậu hoặc ngay trong sân vườn, dùng làmcây ngoại thất, cây nội thất để trang
trí, làm cảnh, lấy bóng mát, lấy quả…
2 – Tiêu Chuẩn Chọn
Giống:
Có thể nhân giống cây Thần Kì bằng hạt hay giâm cành, nhưng gieo
hạt là cách đơn giản hơn nên được lựa chọn nhiều. Phải chọn trái Thần Kì to
tròn, không chọn trái nhỏ dài vì tỉ lệ nảy mầm thấp hoặc nếu có nẩy mầm thì cây
cũng thiếu sức sống. Không nên dùng trái khô để nhân giống vì tỉ lệ nảy mầm chỉ
khoảng 24%.
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Cây thần kỳ có thể trồng được quanh năm, thời gian thích hợp nhất là vào mùa xuân. Mật độ cây cách cây 3m, hàng cách hàng 2.5m.
4 – Làm Đất Và Đào Hố
Trồng:
Chọn đất để gieo hạt có độ tơi xốp thoát nước tốt, có thể dùng
đất trồng cây hay giá thể có tỷ lệ tro trấu kha khá, sau đó lấy trái thần kỳ
vừa hái còn đỏ tươi vùi vào đất sâu 1-2 cm, phủ nhẹ một lớp đất bên trên.
5 – Phân Bón Lót:
Cây thần kỳ rất thích hợp với phân hữu cơ hoai mục nhất là phần
bò hoai, phân dơi hay bánh dầu thủy phân nên bón phân hữu cơ vào mặt chậu một
lớp 1-2 cm và chan thêm nước ngâm bánh dầu, hàng tháng nên bón bổ sung luân
phiên thêm NPK 16.16.8,DAP hay phân trùn nguyên chất để giúp nhánh cây mau phát
triển, lá xanh hơn. Cây thần kỳ cần tưới nước đầy đủ không nên để cây khô héo,
lá sẽ dễ bị rụng làm giảm sức sống của cây.
6 – Kỹ Thuật Trồng Cây
Thần Kỳ:
Để chậu gieo nơi mát có lưới che hay dưới bóng cây, tưới nhẹ
nước bằng vòi phun sương vừa đủ ẩm ngày 2 lần ( sáng và chiều mát), không tưới
bằng vòi nước mạnh. Sau 15 – 20 ngày trái thần kỳ sẽ nẩy mầm với tỷ lệ 60-70
phần trăm, lá non có màu nâu sậm, Khi thấy cây con ra được hai cặp lá (thời
gian khá lâu khoảng 3 tháng) thì bứng cây con ra nhớ giữ nguyên bộ rễ và trồng
vào chậu mới có kích thước chậu 18-20 cm, để chậu cây con trong mát dưới lưới
che hay bóng cây. Khoảng 6 tháng sau có thể sang tiếp qua chậu lớn hơn để cây
mau lớn.
7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc
Cây Thần Kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô,
khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ,
rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm
cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một
lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
quế sẽ giúp bộ rễ cây phát triển, và phân NPK có hàm lượng kali
cao sẽ giúp cây đậu trái nhiều.
8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh
Cho Cây Thần Kỳ:
Cây thần kỳ không có sâu bệnh gì.
9 – Thu Hoạch và Bảo
Quản:
Cây thần kỳ có thể cho hoa lúc cây được hai tuổi và vài trái lưa
thưa nhưng để có thể ra trái hàng loạt thì cây phải đạt 4 – 5 năm tuổi thì cây
mới đủ sức cho nhiều trái. Để đảm bảo cây tập trung sức ra trái cần phải tỉa bỏ
những cành nhánh bên trong thân hay phía dưới tán cây ( cành không có tác dụng
sinh trưởng) làm thông thoáng khung tàn để lá cây dễ dàng quang hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét