Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Xoài tím

Cây xoài cao trung bình từ 3-4m, thích hợp trồng ở khu vườn nhỏ, thậm chí có thể trồng làm cảnh.



Thịt xoài bên trong có màu vàng sậm, mùi thơm và ngọt. Tuy nhiên, khi quả còn xanh, xoài chua hơn các giống thường thấy. Xoài xanh thường được chế biến thành các món nộm, ăn thường.


Xoài tím cho trái chín từ tháng 8 đến tháng 9. Cây trồng rất ưa ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Canh gà nấu lá giang - Món ngon dễ làm

Canh gà nấu lá giang ngon nhất khi ăn nóng cùng với cơm gạo tẻ, ngoài ra có thể ăn kèm với mỳ. Cái vị chua chua , ngọt ngọt và dai dai của thịt gà, càng ăn càng thấy ngon



Lá giang gắn liền với cuộc sống của người miền trung du quê tôi từ thời khai hoang, mở đất. So với các loại rau dân dã khác, lá giang được nhiều người ưa nhất.
Phổ biến nhất là lá giang nấu canh với cá biển tươi, bỏ thêm một ít khế, hành, ngò, ớt để tăng thêm vị đậm đà. Hay mỗi khi nhà đến giỗ, chạp, trong mâm cơm cúng ông bà không thể thiếu món cá suối nướng lá giang. Và có lẽ, những người con khi xa núi rừng khó có thể quên được tô canh gà nấu lá giang nóng hổi được chuyền từ đôi bàn tay gầy gò của mẹ.
Món canh gà nấu lá giang vốn là món đặc sản, giàu can-xi, mát lại bổ dưỡng nhưng hơn cả là tấm lòng thơm thảo của phụ nữ dành cho gia đình họ. Tuy chỉ là phụ liệu, nhưng chính cái vị thanh chua của lá giang đã tạo nên một nét rất riêng cho bát canh.
Không phải ai cũng biết nấu ngon món canh này. Thường phải chọn loại gà ta (gà thả vườn) hoặc gà rừng (gà tơ thì thịt sẽ thơm, mềm hơn) và nồi nước canh được nấu bằng chính nước luộc gà càng ngon. 
Gà làm sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn. Ướp gà với hành tím (không ướp tỏi vì sẽ tạo mùi hăng khi nấu), nước mắm, tiêu, hạt nêm vừa ăn. Để chừng mươi phút cho thịt gà thấm gia vị. Lá giang hái về lựa bỏ những lá già hoặc sâu, rửa sạch, để ráo.

Phi thơm hành tím với ớt màu, đổ thịt gà đã ướp vào xào, rim đến khi thịt săn lại thì tắt bếp. Đổ hỗn hợp trên vào nồi nước luộc gà đang sôi. Sau cùng, cho lá giang vào, đợi nồi canh sôi lại. Để nồi canh thêm vị thanh, chua phải vò nhẹ lá giang trước khi nấu và hạ lửa riu riu cho lá giang ra hết nước chua. Mùi thơm thân thuộc của lá giang bay lên là nồi canh đã chín. Chỉ cần múc canh ra tô, rắc ớt, hạt tiêu và ngò om, rau răm vào là dùng được.

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Cây tai chua

Cây tai chua hay cây bứa cọng là cây nhiệt đới cho quả ăn được, mọc hoang ở ven rừng Đông Nam Á nhưng gần đây tai chua được nhiều đại gia tìm đến mua, hiện nay cây được trồng tại vườn ươm đường kính 1-2m.



Tai chua là một cây cỡ trung bình, cao khoảng 15 – 16m, thân mọc thẳng. Lá tai chua là lá đơn, sắc xanh lục, mọc đối nhau, dài 7 – 17cm, rộng 2,5 – 7cm, hình trứng ngược.
Tai chua lưỡng tính, ra hoa bốn hoặc năm cánh màu trắng vào tháng 4, tháng 5; trái chín khoảng tháng 8, tháng 9. Trái hình cầu hơi bẹp, tương tự trái ổi, vỏ dày màu xanh ngả vàng. Tai chua có 4 – 8 múi; thịt sắc trắng hay hồng. Mỗi trái có 6 – 10 hạt.

Thu hoạch tai chua chủ yếu là lấy trái. Trái tai chua vị chua dùng trong ẩm thực Việt Nam nhất là những món ăn miền Bắc. Tai chua thường dùng ở dạng phơi khô. Ngoài ra cây tai chua cũng được đẵn lấy gỗ.

Cây nho thân gỗ

Nho thân gỗ có tên khoa học là Jabuticaba hay Jaboticaba, tên Việt là nho Mỹ hoặc nho đất. Thân gỗ giống cây ổi, có trái mọc trên thân như cây sung. Quả có hình dáng và ngon ngọt như quả nho 



Đây được cho là giống cây quý, xuất xứ Nam Mỹ, có hình dáng bên ngoài tương ự ổi nhưng cho quả giống nho, mọc san sát nhau bám dọc thân cây. Cây được trồng trong chậu dạng bonsai hoặc khu đất rộng để phát triển thành lâu năm. So với các loài thực vật khác, nho thân gỗ có tuổi thọ vượt trội. Nhiều cây tại Nam Mỹ có sức sống tới cả nghìn năm.
Hiện nay, sau nhiều lần thưởng thức quả Jabuticaba, một người trồng cây chia sẻ: "Quả mọng nước, rất thơm và ngọt, ăn tương tự như nho nhưng mùi lại giống hệt ổi". Ngay cả thân cây, vỏ cũng bong tróc theo từng đợt trong năm tương tự như ổi nhưng cành mềm, dễ uốn nên được nhiều đại gia tậu về làm cảnh.

Cây giống ổi tím

Đặc điểm:
- Giống ổi tím có nguồn gốc từ Malaysia. Với đặc điểm lá tím, bông tím, trái tím, rễ tím hoàn toàn đặc trưng. Giống ổi này chịu được cả các vùng đất phèn, mặn. Ra bông sau 3-6 tháng từ cây chiếc, nếu cây trồng hạt từ 6 tháng trở lên. Giống này chiều cao tối đa là 4m, tàn là 1m trở lên.
- Trái ổi tím khi chín phần ruột sẽ mềm, có hạt. Vị ngon và có mùi đặc trưng.



Cách trồng:


- Ổi tím trồng chậu được, chậu có đường kính tối thiểu là 0,4m.
- Giống ổi này đặc biệt ưa nắng nên trồng ở những vị trí có nắng cây sẽ phát triển và cho trái tốt.
- Sâu bệnh: ổi tím hầu như không có bệnh gì đáng kể ngoài Rầy trắng. Thuốc trị hiệu quả là Actara.

CHậu kim thất tai

Cây kim thất tai là một vị thuốc mới được phát hiện là có công dụng trị tiểu đường, cây thuốc này đã được đông y kiểm nghiệm và sử dụng trên những người bị tiểu đường và hiệu quả mang lại thật bất ngờ.


    
Cây kim thất tai được đặt tên khoa học là Acutifolia là loại cây thuộc hậu nhiệt đới, cây dễ mọc và ưa ánh sáng nhẹ vào buổi sáng. Toàn thân cây mọng nước,lá mọc so le, mép lá có răng cưa, thân cây màu xanh, hoa màu trắng như hoa cây cộng sản.
Người ta thường dùng cây kim thất tai để làm rau ăn , trong đông y kim thất tai được dùng để trị bệnh tiểu đường. Có thể nói tiểu đường là một căn bệnh thời đại, do sự rối loạn cacbohydrat do homore insulin của tuyến tụy tiết ra. Người bị tiểu đường luôn có các triệu chứng như đi tiểu nhiều, hay tiểu vào ban đêm và làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh hiểm nghèo như tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, bệnh tim mạch vành.
Điều đáng nói ở đây là số lượng người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng , đây là một vấn đề mà xã hội đang lo lắng, chi phí điều trị bệnh cao và mất nhiều thời gian.
Cây kim thất tai giúp điều hòa lượng đường trong máu bằng cách kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin, nếu insulin tiết ra quá ít sẽ không kiểm soát được lượng đường trong máu, người ta gọi kim thất tai là insulin tự nhiên.
Người không bị bệnh tiểu đường cũng có thể dùng cây kim thất tai với liều lượng nhẹ để điều hòa máu huyết và cân bằng nồng độ đường trong máu.

Cây kim thất tai có vị đắng hậu ngọt, hơi the, và mùi thơm nhẹ nên cũng được dùng để điều trị các bệnh như viêm họng, viêm khí quản.

Cây giống móc mật

Tên khoa học: Clausena indica
    Người ta thường sử dụng quả và lá mắc mật để ăn, làm gia vị như một loại quả đặc sản vì có mùi thơm đặc biệt



    Cây mắc mật là loại cây gỗ nhỏ, cao từ 3 m đến 7 m, thường mọc trên núi đá vôi. Cây ra hoa tháng 3 đến tháng 6, đậu quả vào tháng 7 đến tháng 9. Quả và lá non dùng làm gia vị, lá và rễ được dùng trong đông y, ngoài ra lá cây cũng được dùng để cất tinh dầu.
    Quả mắc mật có thể ăn tươi  có thể rửa sạch quả cho vào lọ và ngâm với muối, ớt, hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn; lá mắc mật có tinh dầu thơm nên được dùng trong các món thịt lợn quay, thịt lợn kho, khau nhục, vịt quay…, có mùi thơm ngon đặc biệt.
     Ngoài chức năng dùng làm gia vị để chế biến một số món ăn, lá cây mác mật còn có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa; tinh dầu quả mác mật có tác dụng bảo vệ gan, làm giảm đau.
    Lá có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi cao hơn quả và hạt, quả mắc mật giàu hàm lượng vitamin C.

Cây vối nếp

Nước vối dân dã mà bình dị, đã trở thành thứ thức uống quen thuốc ở bao làng quê nhưng hơn cả là nước vối còn là một bài thuốc trong nền y học dân tộc phong phú.  



Cây vối là cây thuốc Nam dùng được nhiều bộ phận với nhiều công dụng, trong đó nước vối là phổ biến và biết đến với nhiều công dụng hơn cả, đặc biệt dùng làm nước uống giải nhiệt trong những ngày hè oi bức.
Lá vối cùng với nụ, vỏ và rễ cây vối, không chỉ được dùng làm thanh nhiệt, mà còn có các tác dụng như hỗ trợ điều trị gout, tiểu đường, hay cải thiện hệ tiêu hóa.
Lá vối (nụ, vỏ, rễ) từ lâu đã được nhiều người dân dùng làm trà uống giải khát. Vối còn là loài cây giàu dược tính nên có thể được dùng để hỗ trợ điều trị gout, tiểu đường và cải thiện tiêu hóa

Cây giống thiên lý

Cây hoa thiên lý còn được gọi với cái tên khá mỹ miều là hoa dạ lý hương. Cũng có lẽ do hoa của chúng khi nở có hương thơm dịu nhẹ từ đằng xa cũng có thể cảm nhận được. Hoa thiên lý là loại cây thân leo không tua cuốn thường được trồng nhiều ở những nước có khí hậu nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Công dụng của cây hoa này khá nhiều. Đầu tiên được trồng làm giàn vừa để lấy bóng râm vừa có thể tận hưởng mùi hương thơm mát của những chùm hoa khi nở. Đặc biệt hoa và lá non của chúng còn được dùng để nấu ăn rất ngon và bổ.



Trong hoa thiên lý có rất nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho cơ thể như các vitamin nhóm A, C, B1, B2 và các khoáng chất như sắt, phosphor đặc biệt là kẽm chiếm hàm lượng khá cao. Không chỉ có hoa thiên lý mới ăn được, cả ngọn và lá non của cây cũng đều rất ngon và bổ. Hoa thiên lý có vị ngọt nhẹ và mát do đó vào mùa hè ăn hoa thiên lý sẽ giúp giải nhiệt, trẻ em phòng chống được rôm sẩy và tăng cường sức đề kháng cho người già. Thật là một loại cây nhiều công dụng.

Cây giống rau sắng

Rau sắng hay còn gọi rau ngót rừng. Khác với rau ngót nhà, rau ngót rừng có vị ngọt hơn và có mùi vị đặc trưng của rau rừng. Rau sắng thường xuất hiện vào mùa hè, và rất đắc có khi lên tới 100 000/ kg. Tuy nhiên thưởng thức một món canh rau sắng hương vị rừng núi thật không uổng, bởi hương vị thơm ngon khó tả, làm ta lưu luyến mãi khó quên.



Rau sắng có nhiều công dụng : giải nhiệt , giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, bổ huyết…


Rau sắng  còn  chứa rất nhiều chất xơ ngăn ngừa táo bón, tăng khẳ năng hấp thụ chất béo và thải ra ngoài giúp đào thải mỡ thừa, giúp bạn giảm cân hiệu quả lại an toàn cho sức khỏe, đặc biệt phụ nữ cho con bú.Rau sắng có thể thành nấu những món canh bổ dưỡng, thơm ngon

Cây giống rau bò khai

Rau bò khai là tên gọi địa phương tại một số nơi ở miền bắc của loài cây Dây hương, ngoài ra loài này còn có các tên gọi khác là rau Hiến, Khau hương, Phắc hiến (Tày), Lòng Châu sói (Dao). Dây hương là loài cây leo có tua cuốn mọc bụi. Cây thường mọc hoang dại ở ven rừng thứ sinh, rừng đang phục hồi hoặc rừng nghèo bị tác động mạnh của kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.



Ngoài ngọn và lá non dùng làm thực phẩm đặc biệt thì nhưng bộ phận khác của Dây hương cũng được dùng nhiều trong đông y để làm thuốc. Thân và lá của Dây hương dùng được cả khô và tươi, có vị hơi đắng, tính bình, đi vào can, thận và đường niệu.

Thân cành tươi sau khi hái lá và ngọn non dùng làm rau ăn, phần còn lại có thể băm nhỏ từng đoạn 2-3 cm, phơi khô dùng dần chữa tê thấp và sốt. Người dùng nếu là phụ nữ và trẻ em có thể đem Dây hương đun sôi với nước để uống hạ sốt vào mùa hè hoặc chứng đau tê thấp vào mùa lạnh. Đối với đàn ông, có thể đem thân cành Dây hương để ngâm rượu dùng khi cần thiết.


Lá và phần ngọn non cây Dây hương khi sử dụng ngoài việc đem lại hương vị mới lạ cho ngường thưởng thức, nó còn đem lại tác dụng chữa bệnh các chứng như: đái rắt, đái vàng, phù thận. Nếu không có điều kiện thu hái ngọn non thì bệnh nhân có thể sử dụng bằng lá tươi khoảng 20-40g (tương đương 1-2 nắm lá tươi) để giã nhỏ nát ra, thêm nước và lọc lấy uống đều đặn hàng ngày.

Hạt giống, cây giống bồ công anh

 Bạn có biết rằng bồ công anh được xếp vào nhóm 4 loại rau xanh có giá trị dinh dưỡng cao vào hàng bậc nhất không?
          Bạn có biết rằng  bồ công anh là một trong 6 loại thảo dược đứng hàng đầu của người Trung Hoa không?


          Gỉa sử lần tới đi bác sĩ, bạn nghe bác sĩ tuyên bố ông vừa khám phá ra một loại dược phẩm kỳ diệu mà khi người ta ăn như một phần trong bữa ăn, hay uống như uống trà hàng ngày, thì tùy theo thể trạng riêng của từng người, nó sẽ giúp các trường hợp sau đây:
  1. phòng ngừa hay chữa các bệnh về gan như viêm gan hay vàng da;
  2. là thuốc bổ và giúp lợi tiểu để thanh lọc máu
  3. tẩy lọc cơ thể
  4. làm tan sạn thận
  5. cải thiện sức khỏe đường ruột – dạ dày      
  6. giúp giảm cân
  7. làm sạch làn da và khử mụn trứng cá
  8. giúp đi đại tiện dễ dàng
  9. thuyên giảm cả hai trường hợp hoặc táo bón hoặc tiêu chảy
  10. phòng ngừa hay hạ cao máu
  11. phòng ngừa hay chữa bệnh thiếu máu
  12. hạ cholesterol
  13. loại trừ hay thuyên giảm chứng thừa axít và đầy hơi
  14. phòng ngừa hay chữa nhiều loại ung thư khác nhau
  15. phòng ngừa hay kiểm soát lượng đường cao trong máu

Cây giống rau ngót nhật

 Ở Việt Nam thường gọi là rau Diễn, cây Gan heo. Ngoài công dụng là cây thuốc, lá Diễn còn dùng nấu canh với thịt heo, ăn thơm ngon như rau Bồ ngót, không cần thêm bột ngọt mà canh đã ngọt nên có thêm tên rau ngót Nhật. Cộng đổng dân cư trồng rau sạch đô thị đã phổ biến cho nhau trồng loại rau này trong vườn nhà, trên sân thượng, trước ban-công. RauDiễn nhân giống bằng cách giâm cành, dễ sống, nhanh ra rễ. Cây sinh trưởng mạnh, ra lá liên tục, có thể thu hoạch làm rau thường xuyên, do vậy ít ai thấy bông nở rộ.




Muốn cây rau ngót Nhật có bông nở nhiều và đẹp như một chậu hoa, cần phải để chậu hơn 2 tháng tuổi, không ngắt ngọn, không lấy lá làm rau, thì câv sẽ già và bật bông hàng loạt.

Cây giống sương sâm

Người dân thường dùng lá tươi, thu hoạch quanh năm. Lá sau khi thu hoạch rửa sạch, sau đó cho nước vào giã nát hay vò nát lá bằng tay. Vò đến khi nào hết nhớt sau đó cho vào 1 muỗng cà phê bột Nang Mực, trộn đều, dùng khăn lược lấy nước, bỏ xác lá, vớt bọt. Để yên chừng 1 giờ, sẽ được một thau thạch sâm, màu xanh rất đẹp, mùi thơm đặc trưng. để qua đêm sẽ đong đặc lại. (nếu để ngăn lạnh trong tủ lạnh sẽ mau đặc hơn). 100gr lá cho khoảng 2000ml nước có thể nhiều hơn hay ít hơn tùy vào chất lượng của lá. Khi ăn, cho thêm đường. Thạch sâm ăn ngon, bổ, giải nhiệt, nhuận gan, không độc.
Theo các liệu cây thuốc việt nam. Rễ dây sương sâm khi thu hái về, rửa sạch, thái lát, phơi hay sấy khô.Trong rễ xương sâm có alcaloidtetrandrin,isochondrodendrin, homoaromalin, linacin, magnoflorin, protoquecitol, curin…



Công dụng: Rễ sương sâm chữa đau họng, đau lưng, đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh về gan, trĩ, đau răng, tổn thương do té ngã. Liều dùng: 15g – 20g/ ngày. Dây Sương Sâm rất dễ trồng, sống lâu năm. Dùng nhiều sẽ tốt cho sức khoẻ, chữa được nhiều bệnh, nhất là những người có các bệnh về gan, dạ dày, huyết áp cao do tăng cholesterol….

Cây lá giang

Lá giang là loài dây leo thường sống ven sông rạch thuộc vùng Đông Nam Á. Loài cây này phân bố ở Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam




Ở Việt Nam, cây lá giang mọc ở nhiều nơi thuộc các tỉnh miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ở Nam Bộ, cây lá giang thường mọc hoang ven sông rạch, trong vườn cây, được dùng làm rau và làm thuốc. Hiện nay, cây lá giang được trồng làm nguồn rau sạch đặc sản ở một số hộ nông dân. Người dân Nam Bộ dùng lá giang nấu canh chua, chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng như xào với thịt gà, cá nước ngọt, thịt bò.... Canh chua lá giang là một món ăn ngon, bổ.
Dược tính cao
Cây lá giang mọc hoang ở ven rừng, ven suối, ven sông trong các quần hệ thứ sinh, có khi gặp ở nương rẫy, đồi cây bụi, nơi có nhiều ánh sáng. Thân cây lá giang là loại dây leo dài 1,5 - 4 m, nhẵn, có ít nhựa mủ trắng. Thân bò trên cây sống, cây chết hoặc thảm thực vật xanh. Rễ có nhiều cấp mọc sâu trên đất ẩm.

Người ta đã phát hiện thân, lá và rễ của cây lá giang còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Cụ thể, thành phần hóa học được xác định trong 100 g lá giang gồm 85,3 g nước, 3,5 g protein, 3,5 g glucid, 0,6 mg carotein, 26 mg vitamin C. Là một loài cây có dược tính cao, chất saponin trong lá giang có tính kháng sinh với các chủng khuẩn Salmonella typhi và Klebsiella. Có nơi, người ta dùng lá giang giã lẫn với lá khoai lang, chế nước uống chữa ngộ độc sắn (mì).

Hạt giống, cây giống lạc tiên

Các hoạt chấy trong cây lạc tiên có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, giúp trấn tĩnh, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Dân gian Việt Nam thường dùng cây này làm thuốc an thần.



Cây lạc tiên là một loại dược liệu được dùng trong sản xuất đông dược và tân dược; mọc hoang ở nhiều nơi, thường gặp ở các bãi hoang, bờ bụi. Cây còn có nhiều tên gọi: cây lạc, cây lồng đèn, hồng tiên, mắc mát, long châu quả... Tên khoa học là passiflora foetida L thuộc họ lạc tiên passifloraceae.
Dân gian thường dùng dây và lá sắc uống làm thuốc an thần chữa mất ngủ. Theo sách “Trung dược đại từ điển”, quả lạc tiên (long châu quả) vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, dùng chữa ho do phế nhiệt, phù thũng, giã đắp chữa ung nhọt lở loét ở chân.

Theo sách “Thuốc cổ truyền và ứng dụng lâm sàng” của giáo sư Hoàng Bảo Châu, dây, lá, hoa thái nhỏ, phơi khô của lạc tiên có công dụng an thần, giải nhiệt, mát gan; chữa trị chữa đau đầu, mất ngủ, thường phối hợp thêm với một số vị thuốc khác. Có tài liệu cho biết có thể dùng quả lạc tiên sắc lấy nước uống chữa lỵ; lá lạc tiên nấu nước để tắm, rửa trong chữa trị viêm da, mụn mủ, ghẻ ngứa.

Vọng cách

Rau vọng cách là thứ lá quen thuộc trong các bữa ăn của nhiều gia đình nhà nông ở nước ta, đặc biệt trong các bữa cơm có đồ ăn sống như gỏi cá, tôm, bánh xèo…với mùi hăng rất lạ nhưng khi kết hợp với món ăn lại tạo ra hương vị rất đặc trưng.





Theo y học cổ truyền, lá cây vọng cách có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh can sáng mắt, tiêu độc, bổ can, tỳ, thông kinh, hoạt lạc, tán kết ứ, giảm sốt, lợi sữa, lợi tiểu, lợi tiêu hóa. Không chỉ quen thuộc trong các bữa ăn, lá cây vọng cách có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là bệnh về gan và đường tiêu hóa do bia rượu. Theo kinh nghiệm dân gian khi ăn đồ sống, hay uống bia rượu nhiều mà ăn cùng với lá Vọng cách thì hạn chế được các bệnh về đường tiêu hóa, các bệnh về gan mật. Lá cây vọng cách còn được người dân ở vùng Nam Định dùng để chữa lỵ, tiểu tiện khó, tiêu hóa kém, viêm gan. Rễ dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, sốt, chữa bệnh về gan, tiểu đường… Ở Indonesia, người ta cũng sắc lá vọng cách làm thuốc lợi sữa và chữa thấp khớp. Ở Malaysia, nước sắc lá và rễ dùng hạ sốt. Ở Ấn Độ, rễ vọng cách được dùng để nhuận tràng, lợi dạ dày, trợ tim, nước sắc cây non trị thấp khớp, đau dây thần kinh…

Chậu rau càng cua

Rau càng cua không chỉ là món ăn ngon mà còn là cây thuốc tác dụng chữa nhiều bệnh. Được dùng dưới dạng thức ăn phòng chữa cảm mạo, ho hen, ăn không tiêu, tăng huyết áp.



 

Ở nước ta, cây càng cua mọc khắp nơi, nhân dân thường lấy về luộc hoặc xào với tỏi có thể làm rau sống ăn rất bổ và mát. Cây được sử dụng làm thuốc thường dùng tươi vì cây mọc suốt bốn mùa. Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng phế nhiệt miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh mụn nhọt lở ngứa, chứng vị nhiệt sinh táo bón, chứng thận hư, âm hư, bàng quang nhiệt tiểu buốt gắt và chữa chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt

Bài thuốc hay của người Việt

Để chữa phế nhiệt, viêm họng hoặc khô cổ khản tiếng lấy rau càng cua rửa sạch nhai ngậm hoặc xay nước để uống mỗi ngày từ 50g – 100g, dùng liền từ 3 – 5 ngày sẽ khỏi. Người có bệnh thiếu máu đừng quên bài thuốc rau càng cua rửa sạch trộn chung với giấm, thịt bò, nêm gia vị vừa ăn xào vừa chín, trộn đều để ăn trong vài lần hoặc 3 lần/tuần.

Rau càng cua (150g – 200g), rửa sạch, nấu chung với 330ml nước cho sôi, để nguội chia hai lần để uống trong ngày, uống liền 5 ngày hoặc ăn sống có thể chữa bệnh tiểu buốt, tiểu khó rất công hiệu. Bệnh nhân đái tháo đường, miệng khát có thể lấy rau càng cua rửa sạch trộn giấm hoặc nước chanh tươi, 100g thịt ếch lột da bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột chiên vàng rồi trộn chung với rau để ăn từ 2 – 3 lần.


Nếu bị đau lưng cơ co rút, chỉ cần uống nước sắc từ rau càng cua từ 50g – 100g/ngày bệnh sẽ thuyên giảm. Một số bệnh lý ngoài da như da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành nên đắp vết thương với rau càng cua giã nát hoặc xay nhuyễn lọc lấy nước uống. Còn như mụn nhọt lở ngứa do ban nóng, lấy 150g rau càng cua rửa sạch ăn sống hoặc xay nước uống.

Chậu cây tầm bóp

Rau tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn và đều mang đến hương vị rất lạ, hơi đắng nhưng thanh và mát. Tầm bóp luộc, nấu, xào với thịt đều rất hấp dẫn. Trong các bữa tiệc chung vui gia đình, bạn bè, tầm bóp cũng xuất hiện cùng với món lẩu. Tầm bóp không chỉ sạch mà còn rất tốt cho sức khỏe. Vì tính mát của rau nên rau có hiệu quả rất tốt cho việc chữa trị các bệnh dạ dày, giải nhiệt và trị mụn nhọt.



 Giá trị nhất của cây tầm bóp là quả tầm bóp. Quả có hình tròn nhỏ như quả cà, bên ngoài được bao bọc một lớp vỏ bọc mỏng, giống hình lồng đèn nên ở một vài nơi, tầm bóp còn được gọi là cây đèn lồng hay thù lù cạnh. Kho bóp quả tầm bóp, vỏ bọc của quả bị thủng sẽ phát ra tiếng bốp nghe rất vui tai. Khi chín quả sẽ có màu đỏ rất đẹp, vị hơi chua, có thể chế biến làm mứt, thậm chí làm thuốc chữa bệnh. Những quả tầm bóp này có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt, chữa các bệnh về thận, bài tiết, chữa ho, tiêu đờm,…

Giống cây cóc thái

Cây cóc Thái thường ra quả sau khoảng 3-5 tháng trồng cây. Ưu điểm của cóc Thái là sau khi hái trái, cắt bỏ nhánh già là cây sẽ ra đọt mới và bông lại tiếp tục. Cóc càng già trái càng sai. Khi lớn cây cao hơn 1m nên khá phù hợp trồng trong ban công nhà phố. Quả cóc Thái chua chua, giòn giòn có thể ăn chấm muối ớt, dầm chua cay hay làm nước ép trái cây. Lá cóc Thái có vị chua dùng làm rau sạch, dùng trong các món gỏi cuốn.




Cây cóc Thái dễ thích nghi, thích hợp với nhiều loại đất. Cây ưa thích đất tơi xốp và thoát nước tốt để tránh để cây bị úng rễ. Đất trồng cây có đủ dinh dưỡng thì cây cóc Thái lớn lên rất nhanh và lá cây xanh mơn mởn. Nếu trồng cóc Thái trong chậu thì tốt nhất nên dùng phân giun quế để cung cấp đủ dinh dưỡng, giúp cây phát triển mạnh và nhanh hơn.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Chậu cây sâm đất

Trước tiên lá và rễ củ của loài này được xem như một loại rau rừng, rau hoang dã có thể cung cấp thực phẩm ở thực đơn của cư dân nhiều vùng châu Á. Thành phần dinh dưỡng của lá và rễ sâm đất rất giàu protein, chất béo, canxi, vitamin và chất dinh dưỡng khác. Phân tích cho mỗi 100 g phần ăn được có chứa tới: 1,56 g protein, 0,18 g chất béo, 0,06 g tổng số axit, 0,66 g chất xơ thô, 6,2 g chất khô, 0,44 g đường, 11,6 g Vitamin, 1,33 g tổng các axit amin, 28,4 mg sắt, 57,17 mg canxi và 3,19mg kẽm. Thức ăn từ cây sâm đất ngon miệng, hương vị lạ, kích thích tiêu hóa và còn nhiều công dụng tốt khác. Lá cây sâm đất được dùng chế biến thành nhiều món như: luộc, xào tỏi, nấu canh sườn, … Rễ cây sâm đất cũng được dùng nhiều theo cách chế biến thực phẩm như: hầm canh sườn, luộc xé nhỏ trộn nộm (gỏi).



Tại Trung Quốc các bộ phận của loài sâm đất được dùng trong chữa trị một số chứng ho, tiêu chảy và suy nhược cơ thể, đặc biệt nó được dùng với tác dụng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Tại  Indonesia ghi nhận kinh nghiệm dùng rau ăn từ lá của loài này có tác dụng tốt cho gan và thận.

Kinh nghiệm sử dụng ở Brazil, cây sâm đất được dùng điều trị nhiều dạng viêm và rối loạn tiêu hóa. Lá cây được dùng chữa hội chứng phù nề, viêm da, trầy xước da. Rễ cây được dùng trong điều trị các chứng bệnh như cơ thể còi cọc, viêm phổi, viêm dạ dày, viêm khớp.


Người Thái Lan dùng cây sâm đất để tăng cường sinh lực, điều trị tiểu đường tuyp 2, viêm da. Sâm đất cũng được người Thái Lan dùng cho phụ nữ hậu sản nhằm kích thích tiết sữa và phục hồi chức năng của tử cung sau khi sinh. Cũng ở Thái Lan, theo nghiên cứu thử nghiệm trên loài chuột cho thấy dịch chiết từ cây sâm đất cũng có tác dụng gây xẩy thai ở loài chuột. Tuy chưa có thực nghiệm và phân tích đầy đủ nào về tác động của dịch chiết sâm đất lên quá trình mang thai ở người những phụ nữ mang thai nên tránh dùng tới loại thảo dược này.

Chậu cây mảnh cộng

Trong dân gian, mảnh cộng là một loại thuốc quý, giàu canxi, có công dụng điều kinh, giảm đau, trị loãng xương kể cả mãn tính. Cây mảnh cộng thường mọc hoang ở các bờ rào, bờ giậu làng quê miền Bắc, sinh trưởng mạnh vào mùa hè nên ăn thơm ngon nhất trong mùa này.




Ngoài dùng như một vị thuốc, lá mảnh cộng còn được người nông dân ăn thay rau. Một số gia đình giã lá lấy nước làm bánh, tạo ra một loại bánh xanh ngắt, đượm mùi thanh khiết. Bánh mảnh cộng là loại bánh dân dã, mát lành được làm nên từ các nguyên liệu gần gũi với thiên nhiên như gạo nếp, đậu xanh, đường trắng, lá mảnh cộng…
 

 

Cây giống sương sáo

Thạch sương sáo đen là món ăn giải nhiệt mùa hè không thể thiếu được và cũng rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Cốc chè thêm những viên thạch đen ánh cùng những viên đá mát lạnh có thể xoa dịu cơn nóng ngay lập tức. Viên thạch giòn giòn ăn vui miệng sẽ làm bạn cảm thấy vô cùng thích thú. Nhưng bạn băn khoăn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi những khối thạch được bày bán ngoài chợ hay ở các quán chè vỉa hè, ven đường không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nan giải quá nhỉ?



Còn cách nào an toàn hơn không? Có bạn nhé

Cây sương sáo cực kỳ dễ trồng dễ chăm sóc lại còn nhanh thu hoạch nữa chứ.  Cây có thể trồng chậu, thùng xốp, trồng vườn. Mỗi gia đình chỉ cần trồng từ 4 -5 chậu là có thể xài quanh năm rùi ý ạHiện nay thì http://caycanhhaidang.com đang cung cấp cấy giống sương sáo ra thị trường với giá 50k/bầu cây giống. Các bạn có nhu cầu hãy liên hệ trực tiếp qua số hottile: 0966446329 để đặt hàng nha



     Cách chế biến thạch sương sáo nè


Thân và lá sương sáo chỉ chế biến được sau khi phơi khô, cho vào nồi nấu nhừ, bắc ra để nguội, nắm vắt bỏ bã, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước, rồi thêm ít bột gạo vào quấy đều trên bếp lửa. Khi nào dung dịch đặc quánh lại thì đổ ra tô để nguội sẽ thành sương sáo. Khi chế biến thêm ít bột gạo lúa thơm hòa vào thạch sẽ đen và ngon hơn.

Chậu cây bạc hà

Trời mưa, ẩm là thời điểm thích hợp của các loại côn trùng như muỗi, gián phát triển. Thay vì phải sử dụng các loại hóa chất độc hại để xua đuổi chúng, bạn hãy thử một phương pháp tự nhiên là trồng cây bạc hà nhé!




Cây bạc hà mang hương thơm dễ chịu, lại có cả công dụng đuổi các loại côn trùng đấy.

Cây giống, hạt giống chùm ngây

Rau Chùm ngây là loại thực phẩm quý đối với sức khỏe chúng ta. Loại siêu thực phẩm moringa (từ cây moringa) có chứa vài ngàn lần loại dưỡng chất zeatin chống lão hóa mạnh mẽ so với bất kỳ loại cây nào khác. Có nhiều cách chế biến từ loại rau này. Bạn có thể ăn sống hoặc chế biến đều rất tốt.



Theo nghiên cứu của Lương y Nguyễn Công Đức và Lương Y Vũ Quốc Trung:

Lá Chùm ngây gấp 7 lần Vitamin C nhiều hơn trái Cam
Lá Chùm ngây gấp 4 lần Vitamin A nhiều hơn Cà-rốt
Lá Chùm Ngây gấp 4 lần Calcium nhiều hơn sữa
Lá Chùm Ngây gấp 0.75 lần chất sắt so với cải bó xôi ,
Lá Chùm Ngây gấp 2 lần chất đạm (protein) nhiều hơn Ya-ua
Lá Chùm Ngây gấp 3 lần Potassium nhiều hơn trái chuối

Như chúng ta đã biết cuộc sống tại các đô thị nước ta ngày nay đã ô nhiễm ảnh hưởng một phần không nhỏ trực tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ của mỗi người chúng ta. Khoa học, công nghệ thời đại đã đem nhiều lợi ích cho nhà nông nhưng cũng tạo ra không thiếu cơ hội để những nhà sản xuất, nhà phân phối vì lợi nhuận trước mắt mà sử dụng bừa bãi các chế phẩm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Còn chưa muộn để chúng ta người tiêu dùng phải lựa chọn những thực phẩm thường dùng hằng ngày “rau sạch bổ dưỡng “ cho cuộc sống hàng ngày để tránh đưa vào cơ thể những hoá chất độc hại, những mầm bệnh.
Hiện nay nhu cầu cần thiết bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ em, bà mẹ sau khi sinh, người lớn tuổi và nhất là những người ăn chay trường là điều rất cần cần thiết nhất cho gia đình quý khách
.

Chậu cây lá cẩm

Cây lá cẩm có tên khoa học là Peristrophe roxburghiana, tiếng Anh: Magenta plant là một loài thực vật có hoa thuộc họ Ô rô – Acanthaceae. Lá cẩm trồng rất dễ dàng và nhanh lớn, ra nhiều lá. Nếu nhà bạn không có vườn, bạn có thể trồng trong chậu và để phía ngoài hành lang hay bậc thềm cửa.




Cây lá cẩm dùng làm thuốc:

 Cây lá cẩm có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh phế nhiệt chỉ khái (giảm ho) chỉ huyết (cầm máu). Nếu phối hợp với các vị thuốc khác trị được các chứng viêm phế quản nhiều đườm, tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương gân, cơ bị bầm dập. Lá cẩm còn được người dân tộc làm nước để tắm cho trẻ con khỏi rôm sảy.

 Cây lá cẩm trong ẩm thực:


 Người miền Nam thường sử dụng lá cẩm để nhuộm màu cho thực phẩm hoặc dùng để chế biến các thức ăn vì loại lá này không gây độc. Ví dụ như xôi lá cẩm, bánh tét lá cẩm,

Chậu cây lá dứa thơm

Thông thường, trong "ẩm thực dân gian" khi  nấu chè, làm kem, gói bánh, luộc sắn… đều bỏ vài lá dứa thơm vào nồi làm thức ăn có mùi thơm hấp dẫn hơn. Có nơi, người ta giã nát, hoặc xay nhuyễn lá dứa, vắt lấy nước cốt, trộn chung với gạo nếp, dùng để gói bánh chưng, làm xi-rô, tạo màu và mùi hương cho xoa xoa... Bánh chưng gói theo kiểu này khi chín, vỏ bánh sẽ có màu xanh đẹp, hương thơm khá hấp dẫn với người ăn. Không chỉ người Việt mới có thói quen dùng lá dứa nấu ăn mà các cư dân châu Á cũng có nhiều món ăn truyền thống có dùng lá dứa thơm.




Những năm gần đây, trà sâm dứa rất được ưa chuộng. Có người còn bỏ lá nếp thơm vào nồi nước xông giải cảm cho thơm. Gần đây, một số người đã thành công làm hạ lượng đường trong máu xuống nhờ uống lá dứa thơm, nhất là những người bị tiểu đường loại hai. Cách dùng như sau: mua lá dứa về phơi khô dùng dần, phơi thế nào cho lá vẫn còn màu xanh lục diệp. Mỗi lần nấu khoảng 10 lá khô với 2,5 lít nước, nấu sôi cho đến khi còn lại 2 lít là vừa. Uống trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút và uống hết số nước ấy trong ngày. Uống sau 10 ngày là có kết quả.  Trong quá trình uống lá dứa thơm, điều lưu ý, bạn phải ăn kiêng theo chế độ và năng tập thể dục. Tuy nhiên, tính năng chữa bệnh tiểu đường của loại cây này, các nhà khoa học, thầy thuốc… cần nghiên cứu sâu hơn.

Chậu cây hương thảo

Công dụng: Cây hương thảo có khả năng làm giảm stress, đuổi muỗi, làm gia vị, chế biến mỹ phẩm,…Hiện nay, cây hương thảo còn được biết đến như loại cây cảnh.



Vị trí trồng: Hương thảo không được đặt ở nơi nắng nóng, lá sẽ bị cháy, teo dần, khô tinh dầu và cây sẽ chậm phát triển hoặc chết. Nên đặt chậu cây hương thảo ở nơi có ánh nắng buổi sáng để lá cây xanh hơn. Đất trồng: Do cây hương thảo có bộ rễ khá nhạy cảm và cần sự thoát nước tốt nên chọn đất trồng cây phải đảm bảo vừa tơi xốp, thoát nước vừa đủ.

Chuyên cung cấp giống cây rau đặc sản, rau quê

Chuyên cung cấp hạt giống rau sạch các loại, dụng cụ trồng rau. Thêm một địa chỉ cho các bạn nào yêu thích trồng rau sạch, rau rừng tại Hà Nội và các tỉnh khác.



Mọi chi tiết xin liên hệ:  VƯỜN CÂY GIỐNG HẢI ĐĂNG  Địa chỉ Đường Cổ Linh – Long biên – Hà nội: DT: 0165 964 2916/ 0966 446 329.

Để thuận tiện giao dịch mong quý khách lưu ý: Trong nội thành HÀ NỘI cửa hàng feship những đơn hàng 400 000 trở lên. Ở các tỉnh thành khác gửi xe khách or bưu điện. Phí vận chuyển bên mua thanh toán.

Tiền hàng chuyển vào tài khoản Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hà nội.  Chủ tk: Nguyễn thị khuyên. 0011003732933  


BẢNG GIÁ THAM KHẢO

RAU SẠCH – RAU TỰ NHIÊN – CÂY RAU LÀM THUỐC

Giải pháp dinh dưỡng mới đến từ thiên nhiên, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: giá cả, dinh dưỡng, vệ sinh và trên hết là giúp bạn làm phong phú cho thực đơn hàng ngày
 

STT
TÊN
CÔNG DỤNG
SỬ DỤNG
GIÁ
1
Rau mảnh cộng
Giảm đau, trị loãng xương
Nấu canh, làm bánh

2
Rau sâm
Thanh nhiệt, giải độc
Nấu canh

3
Rau kim thất
Chữa tiểu đường
Nấu canh, ăn sống

4
Chùm ngây
Cây dinh dưỡng cao
Nấu canh

5
Tau tầm bóp
Lợi tiểu, tiêu đờm
Lẩu, xào

6
Rau càng cua
Táo bón, tiểu buốt
Xào, trộn xalat

7
Đinh lăng
Tăng cường sức khỏe
Món gỏi

8
Vọng cách
Mát gan, thanh can, lợi sữa
Xào

9
Lạc tiên
An thần, chữa mất ngủ
Nấu canh

10
Lá giang
Thanh nhiệt
Đặc sản thịt trâu

11
Sương sáo
Thanh nhiệt, giải độc
Làm thạch

12
Vối
Giải khát, thanh nhiệt
Nấu nước uống

13
Cóc thái
Giải nhiệt, kích thích tiêu hóa
Lá nấu canh

14
Lá cẩm
Tạo màu cho thức ăn
Lọc lấy nước

15
Lá dứa
Tạo màu cho thức ăn
Lọc lấy nước

16
Thiên lý
Món ăn bổ dưỡng lại là một liều thuốc tốt
Nấu canh

17
Bồ công anh
Thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng
Nấu canh

18
Bạc hà
Làm trà, sinh tố


19
Hương thảo
Tác dụng thông ruột, lợi mật và lợi tiểu


20
Rau sắng
Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao
Xào

21
Bò khai
Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao
Xào

22
Ngót nhật
Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao
Nấu canh

23
Sương sâm
Giải nhiệt
Làm thạch