Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Phèn đen tại Công ty giống cây trồng Hải Đăng

Phèn đen - Công ty giống cây trồng Hải Đăng

Phèn đen cây giống chuẩn hàng sẵn sàng trao tay khách. Nhanh tay ib 0966.446.329 số lượng có hạn để được tư vấn miễn phí cách đặt hàng.
Phèn đen hay diệp hạ châu mạng, Cây mựcNỗ, Tạo phan diệp.  Tạo phàn diệp, Chè nộc, Chè con chim, Co ranh (Thái), Mạy tẻng đăm (Tày) ( danh pháp khoa học hai phần Phyllanthus reticulatus ) là một loài thực vật có hoa trong họ Diệp hạ châu Phyllanthaceae. Loài này được Poir. miêu tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1804.

Đặc điểm thực vật

Cây bụi, cành gầy mảnh, đen nhạt, đôi khi họp từng 2 đến 3 cành trên cùng một đốt, dài từ 10 – 20cm. Lá có hình dạng thay đổi, có thể là hình trái xoan, hình bầu dục hay hình trứng ngược nhọn hay tù ở hai đầu, phiến lá rất mỏng; dài 1,5 – 3cm; rộng 6-12mm, mặt trên lá sẫm màu hơn mặt dưới. Lá kèm hình tam giác hẹp. Cụm hoa mọc thành chùm ở nách lá, gồm 3 – 4 hoa đực và cái. Quả hình cầu màu đen, dài 5mm, rộng 3mm. Hạt hình ba cạnh, màu nâu nhạt, có những đốm rất nhỏ.

Kết quả hình ảnh cho cây giống phèn đen

Thông tin thêm

1. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây phèn đen rất phổ biến ở khắp nước ta. Ngoài ra cũng còn thấy mọc ở nhiều nước vùng Đông Á. Ở Nhật Bản cũng có mọc. Cây thường mọc hoang dại, nhưng cũng có nơi trồng để làm thuốc hay để nhuộm.

Người ta dùng vỏ thân tươi hay phơi khô. Lá cũng được sử dụng tươi hay khô.

2. Bộ phận dùng

Rễ, lá – Radix et Folium Phyllanthi Reticulati. Vỏ thân cũng được dùng.

2. Thành phần hóa học

Do chưa có nhiều công trình nghiên cứu trên cây Phèn đen (Phyllanthus reticulatusPoir.) nên vườn ươm chỉ mới thu thập được một số dự án nghiên cứu nhỏ
– Năm 1976, Wai-Haan Hui và cộng sự đã cô lập được 21 – α – hydroxyfriedel – 4 – en – 3 – one, β – sitosterol, friedelin – 1β, 22β – diol và glochidonol khi nghiên cứu trên loài Phyllanthus reticulatus Poir
– Năm 1981, Joshi và cộng sự, đã cô lập thành công các hợp chất phân cực kém như friedelin, betulin và β-stitosterol từ rễ và thân cây Phyllanthus reticulatus Poir.
Năm 2009, Phan Văn Dân khảo sát qua thành phần hoá học cây Phyllanthus reticulatus Poir. Kết quả thu được cho thấy cây phèn đen có chứa các hợp chất β-sitosterol, β-sitosterol – 3 – O – β – D – glucopyranoside, 2 – acetamido – 3 – phenylpropyl 2 – benzamido – 3 – phenylpropanoate.
Năm 2012, J. Xiong Ma và cộng sự đã phân lập được hai arylnaphthalene lignan glycoside từ dịch chiết methanol của cây Phyllanthus reticulatus Poir, đó chính là reticulatusides A và reticulatusidesB. Ngoài ra, tác giả này còn đề cập tới sự hiện diện của syringaresinol trong cây này.

3. Tác dụng dược lý

Ở Quảng Tây Trung Quốc, cây Phèn đen là một loại thuốc được sử dụng phổ biến để chống viêm khớp và điều trị bệnh thấp khớp.
Năm 1997, E. Omulokoki và cộng sự đã sửdụng dịch chiết từlá của phèn đen đểkhảo sát khả năng chống ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum ở nồng độ thử nghiệm cho kết quả IC50< 10μg/ml.
Năm 2010, một số báo cáo đã chứng minh rằng các chất chiết xuất của lá cây phèn đen có tác dụng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, kháng khuẩn, gây độc tế bào và bảo vệ gan.

Tác dụng của vị thuốc phèn đen

Rễ Phèn đen có vị chát, tính lạnh; có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tả. Lá phèn đen có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu. Vỏ gây chuyển hoá.
Rễ Phèn đen được dùng chủ yếu để trị lỵ, viêm ruột, ruột kết hạch, viêm gan, viêm thận và trẻ em cam tích.  thường dùng chữa sốt, lỵ, ỉa chảy, phù thũng, ứ huyết do đòn ngã, huyết nhiệt sinh đinh nhọt, còn dùng chữa bị thuốc độc mặt xám da vàng và chữa rắn cắn. Vỏ thân dùng chữa lên đậu có mủ và tiểu tiện khó khăn.
Ở Ấn Ðộ, người ta dùng dịch lá làm viên với Long não và Màng tang… để trị lợi răng bị thương. Dịch lá cũng được dùng trị ỉa chảy cho trẻ em.
Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi trong sách “NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM”:
Vỏ thân có màu nâu sẫm ở phía ngoài, nâu đỏ ở mặt trong, có vị nhạt và chát, thường được dùng chữa lên đậu và tiểu tiện khó khăn, có mủ. Mỗi ngày dùng 20 – 40g dưới dạng thuốc sắc, chia làm hai hay ba lần uống trong ngày. Dùng ngoài rửa không kể liều lượng.
Lá phơi khô chế thành viên dùng riêng hay phối hợp với ít lá long não, xuyên tiêu ngậm chữa chảy máu chân răng. Người ta còn dùng bột lá rắc lên vết thương, vết loét cho chóng lành và chóng lên da non.
Lá tươi còn dùng chữa rắn độc cắn, nhai nát nuốt nước, bã đắp lên nơi rắn cắn.
Kết quả hình ảnh cho cây giống phèn đen

Một số bài thuốc có chứa phèn đen

1. Trị kiết lỵ

Dùng lá Phèn đen tươi đem đi giã nát, thêm nước, lọc. Dùng mạch nha, ý dĩ, Cam thảo đất đã phơi khô, đem tán bột, mỗi thứ đều nhau, độ 1/2 thìa cà phê, uống chung với nước Phèn đen.

2. Trị rắn cắn

Chuẩn bị lá Phèn đen tươi giã nuốt nước; lấy bã đắp.

3. Chảy máu nướu răng

Dùng lá Phèn đen phơi khô ngậm, có thể phối hợp với lá Long não và lá Xuyên tiêu.

4. Nhọt độc mới phát

Dùng lá Phèn đen, lá Bèo ván đem đi giã đắp.

5. Chữa vết thương

Dùng bột lá Phèn đen rắc cho vết thương chóng lành, mau lên da non.

6. Chữa đại tiện phân lỏng do nhiệt

Phèn đen ngọn có lá 40g, đậu đen sao vàng 40g. Cho vào nồi đổ 800ml nước đun sôi kỹ sao cho còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 3 – 5 ngày.

7. Hỗ trợ chữa trĩ (giai đoạn 1)

Lá phèn đen lấy ra 1 nắm, lá trắc bách diệp 1 nắm, lá huyết dụ 5 lá. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc đặc còn 200ml nước. Uống ngày 150ml, còn lại đổ thêm nước đun kỹ dùng để rửa ngâm trĩ ngày 1 – 2 lần. Mỗi liệu trình từ 5-10 ngày.

8. Chữa lỵ

Rễ phèn đen 20g sao vàng hạ thổ, vỏ quả lựu 20g sao vàng. Sắc chia uống 2 lần trong ngày. Thời gian điều trị liên tục từ 3 – 7 ngày.

9. Ngã va đập sưng đau

Lấy 30g lá phèn đen giã nát đắp vào vùng bị tổn thương trong vòng 30 phút. Làm 3 ngày liền đến khi hết sưng đau.

Kết quả hình ảnh cho cây giống phèn đen

Cách bảo quản vị thuốc phèn đen

Bảo quản là cách giúp cho cây thuốc không bị giảm chất lượng, biến màu, ẩm mốc, sâu mọt. Chính vì thế, quá trình bảo quản cây phèn đen cũng như các loại cây thuốc nam khác rất quan trọng. Sau đây, là một vài nguyên tắc và mẹo giúp bảo quản cây phèn đen hiệu quả:

  • Nên đựng trong các bao bì bằng nhựa tổng hợp hoặc bằng sắt dưới đáy nên sử dụng chất hút ẩm.
  • Để thuốc nam trên cao cách mặt đất. Kho để phải thoáng mát, khô ráo
  • Các loại thuốc phải được sắp xếp đúng loại, đúng chỗ để dễ kiểm soát
  • Những loại thảo dược có độc tính cao cần để riêng.

Kết quả hình ảnh cho cây giống phèn đen

Địa chỉ bán cây giống phèn đen uy tín chất lượng ?

Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
  • Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây giống phèn đen phù hợp.
  • Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
  • Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
  • Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét