Sa kê còn có tên gọi là "cây bánh mì", tên khoa học là Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm. Sa kê được trồng nhiều ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương, trong nước được trồng nhiều ở phía Nam.
Bộ phận có thể dùng trong y học gồm, rễ, lá, vỏ và nhựa cây. Theo Đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, trị ho; vỏ có tác dụng sát trùng; lá có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu.
Ở một số nước, rễ sa kê dùng trị bệnh hen và các chứng rối loạn dạ dày, đau răng, bệnh về da; vỏ cây sa kê dùng trị ghẻ; nhựa cây được dùng pha loãng trị tiêu chảy và lỵ; còn lá sa kê tươi thì được dùng với lá đu đủ tươi, giã với vôi để đắp trị nhọt. Trong nước, dân gian dùng lá sa kê chữa phù thủng, viêm gan vàng da bằng cách nấu lá tươi để uống. Ngoài ra, theo lương y Nguyễn Công Đức (giảng viên khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược, TP.HCM) lá sa kê phối hợp với một số vị thuốc khác sẽ trị được một số bệnh sau:
1. Trị bệnh gút (thống phong) và sỏi thận
Dùng lá sa kê tươi (2 lá - độ 100 gr), 100 gr dưa leo và 50 gr cỏ xước khô, để nấu nước uống trong ngày.
2. Trị tiểu đường týp 2
Lấy 2 lá sa kê tươi (100 gr), 100 gr trái đậu bắp tươi và 50 gr lá ổi non. Tất cả để chung nấu nước để uống trong ngày.
3. Chữa viêm gan vàng da
Dùng 100 gr lá sa kê tươi, 50 gr diệp hạ châu (ch* đ*) tươi, 50 gr củ móp gai tươi và 20 - 50 gr cỏ mực khô. Tất cả để chung, nấu nước để uống trong ngày.
4. Trị chứng huyết áp cao dao động
Dùng 2 lá sa kê vàng vừa mới rụng, 50 gr rau ngót tươi và 20 gr lá chè xanh tươi. Để chung nấu nước uống trong ngày.
Nhiều lợi ích từ quả sa kê
Trả lờiXóaTrái sa kê giàu vitamin, khoáng chất, cacbon hidrat, protein và hàm lượng axit amin cao hơn cả đậu nành.
Nhiều bộ phận khác của cây sa kê được sử dụng để làm thuốc: nhựa, rễ, lá, vỏ, ... Khi uống nhựa cây pha loãng có tác dụng điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, rối loạn ...