Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Bán cây giống chuối đỏ F1 - Hướng dẫn kỹ thuật trồng chuối đỏ

 Chào các bạn! Hôm nay http://caycanhhaidang.com/ sẽ giới thiệu với các bạn 1 loại cây rất rất là HOT trong thời điểm hiện nay đó chính là cây CHUỐI ĐỎ


Chuối đỏ còn được gọi là chuối Dacca có xuất xứ từ Australia. Chuối đỏ trồng ở Việt Nam có kích thước quả nhỏ hơn quả chuối thông thường một chút. Chuối có vỏ màu đỏ đậm hoặc hơi tím. Thịt chuối có màu trắng kem cho đến màu hồng với hương vị chuối nhẹ nhàng quyện lẫn vị của quả mâm xôi đầy hấp dẫn. Chuối còn cung cấp hàng tá vitamin và khoáng chất cực tốt cho cơ thể.

Không những cung cấp nhiều vitamin chuối đỏ còn có công dụng chữa bệnh khá hiệu quả ví dụ như:



Ngăn ngừa sỏi thận

Giảm cân

Cải thiện máu


Nguồn năng lượng

Phương pháp chữa trị nóng tim



 Vài năm trở lại đây chuối đỏ được nhiều người trồng không chỉ bởi thơm ngon mà nó mang lại kinh tế cao cho gia đình. Cùng tìm hiểu cách trồng cây chuối đỏ ngay tại đây nhé



Nhiệt độ thích hợp trồng cây chuối đỏ
Cũng giống như chuối Việt Nam, chuối đỏ cũng khá thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta nên khá thuận lợi cho người trồng. Trong khi đó lại không kén đất trồng nên vùng nào cũng có thể tiến hành kỹ thuật trồng cây được.

Kỹ thuật trồng chuối đỏ và cách chăm sóc
Kỹ thuật trồng cây chuối đỏ có thể áp dụng bằng cách gieo hạt trong chậu hoặc vườn nhà. Tuy nhiên chuối đỏ là giống cây rất lâu nảy mầm phải tầm khoảng 1 tháng đổ ra nên phải hết sức kiên nhẫn. Việc trồng chuối đỏ bằng hạt cũng nhiều rủi ro hơn là bằng cây cấy mô do yêu cầu khắt khe về quy trình ươm, kỹ thuật tưới, chăm sóc, chưa kể đến thời tiết, thổ nhưỡng mỗi vùng cũng cần phù hợp.
Kỹ thuật trồng cây chuối đỏ có thể áp dụng bằng cách gieo hạt hoặc mua bầu cây về trồng.

Cách gieo hạt chuối đỏ thoạt nhìn tưởng đơn giản nhưng vì thời gian dài mới nảy mầm nên mất nhiều thời gian. Trước hết hãy ngâm hạt giống vào nước 2 sôi 3 lạnh (nước ấm như nhiệt độ nước tắm thông thường) từ 24 - 36 giờ. Sau đó hãy gieo hạt giống trực tiếp vào đất rồi quây lại bằng nilon để tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp và chuột. Trong thời gian gieo hạt phải thường xuyên kiểm tra mức độ nảy mầm ra sao, nếu thấy quá khô hãy tưới nước nhẹ nhàng bằng vòi để tạo ẩm cho hạt nhanh nảy mầm.


Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Trồng bạc hà không cần đất - Thú vị quá phải không nào

Bạc hà còn có tên là bạc hà nam (Mentha piperita), là cây rau gia vị lấy lá để ăn cùng với các loại rau ăn sống, rau ghém như xà lách, rau muống chẻ, thân và hoa chuối. Một số món ăn như bún bò Huế, chả gió (nem Sài Gòn)… nếu thiếu bạc hà sẽ kém hương vị. Kỹ thuật trồng cây bạc hà đơn giản, mọi người nên tự trồng tại nhà vì bạc hà có thể dùng chữa một số bệnh như cảm cúm, xổ mũi… do lá cây chứa nhiều tinh dầu.
Kỹ thuật trồng cây bạc hà không quá khó

Kỹ thuật trồng cây bạc hà không quá khó

Mô tả cây bạc hà
Bạc hà là loại cây thân thảo, sống lâu năm. Câu cao 60 – 80 cm, mọc đứng hoặc hơi bò, phân nhánh. Thân hình vuông, màu xanh hoặc tím nhạt, có nhiều lông ngắn. Lá hình trứng hoặc thon dài, phiến lá dài 3 – 5 cm, rộng 2 – 3 cm, có cuống dài 0,5 – 1,0 cm, mép lá có răng cưa. Mặt trên và mặt dưới lá có nhiều lông tơ nhỏ. Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu và mùi thơm nóng.
Cây bạc hà vốn được trồng trong chậu đất theo cách truyền thống, nhưng theo kinh nghiệm từ một số bạn yêu thích trồng cây, bạc hà có thể sinh trưởng hoàn toàn khỏe mạnh trong môi trường nước. Như vậy, cách trồng thủy sinh này sẽ đơn giản hơn, sạch sẽ hơn và tiết kiệm công chăm sóc hơn cách truyền thống.
Cách làm
Cắt vài thân cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại. Dùng nước rửa sạch sau đó đặt vào trong một bình nước, cho đến khi đạt tới độ cao phù hợp (ít nhất cũng cao hơn tất cả các đốt bị cắt lá). Cuối cùng, đặt ở môi trường sáng, chú ý không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Nước tốt nhất nên là nước tự nhiên để 2 ngày trở lên.
Cây bạc hà có nhiều tác dụng trong làm đẹp và chữa bệnh
Cây bạc hà có nhiều tác dụng trong làm đẹp và chữa bệnh
Trong một tuần khi nuôi bằng nước, sẽ có hiện tượng lá khô héo, có thể tạm thời di chuyển tới nơi râm mát, thông gió, tưới cho lá ít nước. Thông thường sau 2 ngày, hiện tượng này sẽ biến mất. Cành cây sau 2-3 ngày có thể tự sinh ra những chiếc rễ trắng xinh xắn. Theo kinh nghiệm của những người trồng bạc hà theo phương pháp thủy sinh, ánh sáng càng nhiều, nhiệt độ càng cao, thì rễ mọc càng nhanh. Trong thời gian trồng bằng nước, có thể cho một ít chất dinh dưỡng vào trong nước, để cây có thể sinh trưởng tốt.
Sau một tuần nuôi bằng nước, có thể đưa đến cửa sổ, đặt ở những nơi có ánh sáng chiếu tới trực tiếp cũng sẽ không còn hiện tượng lá bị khô héo. Rễ cây cũng mọc dài hơn, cành cây cũng cao hơn, lúc này cây đã bước vào giai đoạn sinh trưởng bình thường. Tính hướng sáng của bạc hà rất mạnh, nên chú ý thường xuyên thay đổi hướng của bình nước. Bạc hà trồng bằng nước phát triển rất nhanh. Tuy nhiên cũng cần bổ sung chất dinh dưỡng vào trong nước hoặc một tuần một lần, tưới lên lá các loại phân bón có nito.
Lá ở gần phần dưới rất dễ khô héo và rụng, nên loại bỏ kịp thời. Nếu như chất lượng nước xấu đi, cũng nên thay nước kịp thời. Thời gian phát triển khỏe mạnh khoảng 2 ngày là nên thêm nước. Khi cây đã mọc cao quá so với bình nước, có thể thay bình cao hơn, hoặc cắt cành cây để tiến hành nuôi cây mới.